Những ai không nên dùng nhung hươu?
Nhung hươu còn gọi là lộc nhung, thanh mai nhung, ban long châu... là sừng non chưa cốt hóa của hươu sao, hươu ngựa đực.
Nhung hươu được coi là một trong bốn thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Xem thêm :
Chuyến đi thực tế về Hương Sơn cắt nhung Hươu
Cách chế biến và sử dụng Nhung Hươu Hương Sơn
Theo Đông y, nhung hươu vị cam, hàm, ôn; vào can thận, có tác dụng bổ thận dương ích tinh huyết (bổ thận tráng dương), cường cân kiện cốt.
Dùng cho các trường hợp thận dương bất túc, tinh huyết hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, da niêm mạc xanh tái, ù tai hoa mắt chóng mặt, phụ nữ vô sinh băng lậu đái hạ, gân xương teo yếu, xương gãy lâu liền, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu. Liều dùng, cách dùng: 0,5 - 15g hằng ngày bằng cách nấu, hãm, ngâm rượu.
Một số cách dùng lộc nhung làm thuốc:
Ôn thận tráng dương
Lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 1g - 1,5g, chiêu bằng nước sắc dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước). Trị liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
Bột lộc nhung: lộc nhung 1,5g, ô tặc cốt 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, tang ký sinh 12g, long cốt 12g, đảng sâm 12g, tang phiêu tiêu 12g. Tất cả tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g - 8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng. Trị di tinh, liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
Tráng cốt, khởi ủy
Bài hoàn gia vị địa hoàng: lộc nhung 1,2g, ngũ gia bì 12g, thục địa 16g, sơn thù 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, xạ hương 0,1g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4g - 12g. Dùng trong trường hợp tủy hư, xương mềm, tay chân mềm yếu, trẻ em chậm lớn.
Cố kinh, chỉ băng: lộc nhung 1,2g, a giao 12g, đương quy 12g, ô tặc cốt 20g, bồ hoàng 06g. Các vị tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với ít rượu trắng hâm nóng. Dùng trong trường hợp gan và thận đều suy nhược, kinh nguyệt ra quá nhiều, băng lậu đới hạ.
Các bài thuốc có nhung hươu Hương Sơn:
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người có cơn bốc hỏa, gan bàn tay lòng bàn chân nóng, vã mồ hôi trộm, triều nhiệt, kích ứng, tăng huyết áp (âm hư dương cang); đang có viêm cấp tính; cảm mạo phát sốt.
Theo y học cổ truyền, nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, đau lưng, mồ hôi trộm... Thuốc thường được dùng dưới dạng bột, viên hay ngâm rượu. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Không phải ai cùng dùng được nhung hươu
Theo Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Hướng (Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cho biết, lộc nhung không phải thuốc tiên chữa bách bệnh, mà phải biết dùng và dùng đúng mới tốt cho sức khỏe. Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống. Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống. Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
Ông Nguyễn Xuân Hướng cho biết, đã có trường hợp do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung nên tuy ngâm rượu mà chất bổ không ra, uống phải lông nhung sau 1 tháng bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 - 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khỏe đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
(Theo SK&ĐS, VNE, TP)
Nhung hươu được coi là một trong bốn thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Xem thêm :
Chuyến đi thực tế về Hương Sơn cắt nhung Hươu
Cách chế biến và sử dụng Nhung Hươu Hương Sơn
Nhung Hươu Hương Sơn |
Theo Đông y, nhung hươu vị cam, hàm, ôn; vào can thận, có tác dụng bổ thận dương ích tinh huyết (bổ thận tráng dương), cường cân kiện cốt.
Dùng cho các trường hợp thận dương bất túc, tinh huyết hư, sợ lạnh, tay chân lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương tảo tiết, tiểu nhiều khó chủ động, da niêm mạc xanh tái, ù tai hoa mắt chóng mặt, phụ nữ vô sinh băng lậu đái hạ, gân xương teo yếu, xương gãy lâu liền, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu. Liều dùng, cách dùng: 0,5 - 15g hằng ngày bằng cách nấu, hãm, ngâm rượu.
Một số cách dùng lộc nhung làm thuốc:
Ôn thận tráng dương
Lộc nhung sao với rượu, tán bột mịn. Mỗi lần uống 1g - 1,5g, chiêu bằng nước sắc dâm dương hoắc (20g sắc lấy 1 bát nước). Trị liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
Bột lộc nhung: lộc nhung 1,5g, ô tặc cốt 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g, tang ký sinh 12g, long cốt 12g, đảng sâm 12g, tang phiêu tiêu 12g. Tất cả tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g - 8g, chiêu với rượu trắng hâm nóng. Trị di tinh, liệt dương, đái són, váng đầu, ù tai, đau lưng.
Tráng cốt, khởi ủy
Bài hoàn gia vị địa hoàng: lộc nhung 1,2g, ngũ gia bì 12g, thục địa 16g, sơn thù 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, xạ hương 0,1g. Tất cả nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4g - 12g. Dùng trong trường hợp tủy hư, xương mềm, tay chân mềm yếu, trẻ em chậm lớn.
Cố kinh, chỉ băng: lộc nhung 1,2g, a giao 12g, đương quy 12g, ô tặc cốt 20g, bồ hoàng 06g. Các vị tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, chiêu với ít rượu trắng hâm nóng. Dùng trong trường hợp gan và thận đều suy nhược, kinh nguyệt ra quá nhiều, băng lậu đới hạ.
Các bài thuốc có nhung hươu Hương Sơn:
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.
Để nhận biết nhung thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.
Kiêng kỵ: Không dùng cho người có cơn bốc hỏa, gan bàn tay lòng bàn chân nóng, vã mồ hôi trộm, triều nhiệt, kích ứng, tăng huyết áp (âm hư dương cang); đang có viêm cấp tính; cảm mạo phát sốt.
Theo y học cổ truyền, nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, cường tinh, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, đau lưng, mồ hôi trộm... Thuốc thường được dùng dưới dạng bột, viên hay ngâm rượu. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Không phải ai cùng dùng được nhung hươu
Theo Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Hướng (Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cho biết, lộc nhung không phải thuốc tiên chữa bách bệnh, mà phải biết dùng và dùng đúng mới tốt cho sức khỏe. Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống. Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống. Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
Ông Nguyễn Xuân Hướng cho biết, đã có trường hợp do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung nên tuy ngâm rượu mà chất bổ không ra, uống phải lông nhung sau 1 tháng bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 - 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khỏe đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
(Theo SK&ĐS, VNE, TP)
Những ai không nên dùng nhung hươu?
Reviewed by Unknown
on
9:41:00 PM
Rating:
No comments: